Kiến trúc xanh là gì?
Kiến trúc xanh chính là một xu hướng thiết kế và thi công công trình thân thiện với môi trường. Nhờ đó, giảm thiểu tối đa tác động của công trình đối với môi trường và cảnh quan thiên nhiên.
Xu hướng kiến trúc xanh
Hiểu một cách đơn giản thì công thức tạo nên kiến trúc xanh chính là: kiến trúc cộng với công trình xanh. Làm sao để kết hợp cả 2 yếu tố vào với nhau sẽ là bài toàn cho các kiến trúc sư. Tuy nhiên, trước sự biến đổi khó lường của khí hậu thì sự kết hợp này là tất yếu. Xu hướng kiến trúc xanh hiện nay là:
-
Kiến trúc khí hậu: Ra đời và phát triển từ thập niên 60 của thế kỷ XX và được áp dụng ở nhiều quốc gia.
-
Kiến trúc môi trường: Gắn với việc bảo vệ môi trường sống.
-
Kiến trúc sinh khí hậu: Là việc kiến trúc sư nghiên cứu thiết kế mô phỏng hình dạng của tòa nhà các yếu tố của thiên nhiên.
-
Kiến trúc sinh thái: Kiến trúc sẽ phải phù hợp với môi trường sinh thái xung quanh.
-
Kiến trúc hiệu quả và tiết kiệm năng lượng: Là các công trình kiến trúc gắn với các thiết bị năng lượng giúp hạn chế tiêu thụ điện năng.
-
Kiến trúc thích ứng: Công trình vừa đảm bảo nơi ở, làm việc và thích nghi được với điều kiện khí hậu ở đó.
Nguyên tắc quan trọng của kiến trúc xanh Việt Nam
Công trình kiến trúc xanh ở Việt Nam hiện nay được thiết kế và xây dựng theo những nguyên tắc cơ bản nào? Các nguyên tắc quan của kiến trúc xanh phải đáp ứng được cả 4 giai đoạn thực hiện công trình đó là
-
Giai đoạn 1: Trước khi xây dựng.
-
Giai đoạn 2: Trong khi xây dựng công trình.
-
Giai đoạn 3: Khai thác và sử dụng công trình.
-
Giai đoạn 4: Tháo dỡ công trình không sử dụng.
Các nguyên tắc này bao gồm:
Tiết kiệm và bảo tồn nguồn năng lượng
Tiết kiệm năng lượng chính là nguyên tắc hàng đầu trong thực hiện kiến trúc xanh. Khi nguồn năng lượng tự nhiên được khai thác và sử dụng một cách có hiệu quả sẽ hạn chế được tối đa những ảnh hưởng đến môi trường. Hạn chế hiệu ứng nhà kính cũng như ô nhiễm môi trường. Việc tiết kiệm năng lượng được thực hiện dưới hình thức:
-
Sử dụng năng lượng sạch và các loại năng lượng tái tạo để tránh tiêu hao.
-
Có biện pháp để xử lý rác thải, nước thải phù hợp để không làm ô nhiễm môi trường.
-
Mặt trời và gió chính là nguồn năng lượng có thể thay thế hoàn hảo nhất. Chúng là nguồn năng lượng sẵn có, an toàn, tiết kiệm nhất mà chúng ta nên tận dụng.
Cộng sinh với môi trường tự nhiên
Công trình kiến trúc xanh tại Việt Nam hiện nay cũng cần phải cộng sinh được với môi trường tự nhiên. Khai thác các loại tài nguyên thiên nhiên sẵn có trong nước để sử dụng. Vừa giúp tạo môi trường, cảnh quan làm việc gần gũi vừa phát huy vai trò bảo tồn thiên nhiên hiệu quả. Việc sử dụng các vật liệu xây dựng có sẵn như: tre nứa, rơm rạ, đá, các sản phẩm không độc hại, có thể tái chế sau khi tháo dỡ.
Sự tiện nghi, thoải mái
Công trình xanh cũng cần phải tạo lập được môi trường sống tiện nghi cho người sử dụng. Đó mới chính là công dụng, lợi ích của sản phẩm. Không phải chỉ xây lên đẹp, nhiều cây xanh, sử dụng các nguồn năng lượng sạch đã là một công trình hữu dụng. Việc bảo trì bảo dưỡng trong quá trình sử dụng cũng phải tối ưu.
Phù hợp với lịch sử và văn hóa khu vực
Hãy cân nhắc đến yếu tố văn hóa, thuần phong mỹ tục, kiến thức của khu vực đó. Công trình phải kế thừa và phát huy bản sắc của dân tộc nhưng vẫn phải đảm bảo hạn chế tác động của môi trường
Lợi ích của kiến trúc xanh là gì?
Công trình kiến trúc xanh sẽ mang đến cho con người và môi trường những lợi ích thiết thực sau đây:
Lợi ích với môi trường
Đây là điều đầu tiên mà tất cả chúng ta có thể nhìn thấy ở một sản phẩm kiến trúc xanh. Các thiết kế xanh sẽ vừa thúc đẩy hệ sinh thái phát triển lại bảo vệ đa dạng sinh học. Từ đó giúp nâng cao chất lượng môi trường, không khí. Giảm các loại chất thải rắn và bảo vệ môi trường tối đa.
Theo như nghiên cứu của các chuyên gia trong Hội đồng xanh thế giới thì nếu so sánh công trình thương mại thông thường với công trình sinh thì công trình xanh sử dụng ít hơn 26% năng lượng, 13% chi phí bảo trì và 33% lượng phát thải nhà kính. Điều này cho thấy lợi ích rất lớn từ các công trình xanh.
Lợi ích về kinh tế
Nếu để nhìn nhận về vấn đề kinh tế trước khi xây dựng công trình kiến trúc xanh thì chắc chắn sẽ tốn kém hơn chi phí xây dựng công trình bình thường. Tuy nhiên, khi đưa vào sử dụng thì chi phí lại cực kỳ thấp.
Có thể thấy một ví dụ là công trình xanh giảm đáng kể chi phí về vận hành điện, nước và rác thải do chúng ta lợi dụng được những gì có sẵn trong tự nhiên. Nhờ đó mà khả năng thu hồi vốn cũng nhanh hơn. Các loại tài sản cũng tăng đáng kể so với công trình thông thường. Từ đó mang lại giá trị bền vững và lâu dài.
Tiêu chí đánh giá công trình kiến trúc xanh
Vậy như thế nào là công trình xây dựng có kiến trúc xanh? Có phải cứ áp dụng các nguyên liệu tự nhiên vào xây dựng và sử dụng cây xanh là trở thành công trình kiến xanh hay không? Chúng ta sẽ đánh giá một kiến trúc xanh dựa trên những tiêu chí sau đây:
Địa điểm bền vững
Lựa chọn địa điểm xây dựng là khâu đầu tiên chúng ta cần nghĩ tới trong quy hoạch công trình xanh. Địa điểm quy hoạch phải là nơi thuận lợi và chịu ít tác động của tự nhiên như vậy mới giúp chúng ta giảm thiểu chi phí. Cũng nên cân nhắc đến khí hậu, thổ nhưỡng, địa chất, địa mạo, cảnh quan và hệ sinh thái xung quanh. Tận dụng tối đa tiềm lực có sẵn, không nên can thiệp quá sâu vào thiên nhiên.
Sau khi xây dựng công trình hoàn thành cần phải có sự cải tạo và bù đắp lại môi trường sinh thái đã thiếu hụt. Như vậy sẽ đáp ứng được nhu cầu phát triển của thiên nhiên cũng như giúp công trình hòa vào môi trường một cách dễ dàng hơn.
Sử dụng tài nguyên năng lượng hiệu quả
Công trình kiến trúc xanh ở Việt Nam hay thế giới thì cũng cần phải sử dụng được nguồn tài nguyên năng lượng tự nhiên một cách hiệu quả. Nguồn năng lượng này rất phong phú và đa dạng. Chúng bao gồm: mặt trời, gió là những nguồn năng lượng sạch dễ tận dụng nhất.
Chất lượng môi trường trong nhà
Môi trường sinh sống và làm việc phải thực sự thoải mái và tiện nghi. Bởi đây là công trình nhà ở và làm việc, phục vụ cho con người. Có như vậy thì mới đảm bảo tính bền vững, sử dụng lâu dài của công trình.
Kiến trúc tiên tiến bản sắc
Mỗi một đất nước, địa phương lại có những bản sắc văn hóa riêng cần phải được bảo tồn và phát triển. Làm thế nào để áp dụng nguyên liệu xanh vào xây dựng công trình mà chỉ cần nhìn qua hình ảnh chúng ta cũng biết đó là công trình của nước nào chính là một thành công.
Tính xã hội nhân văn bền vững
Tính nhân văn bền vững đảm bảo cho giá trị của con người được lâu dài và sự phát triển của tự nhiên cũng nhiều hơn. Làm sao để thiên nhiên và con người hóa vào làm một, là những yếu tố để cùng phát triển.
Các công trình kiến trúc xanh ở Việt Nam
Ngay bây giờ hãy cùng chiêm ngưỡng một vài công trình kiến trúc xanh ở Việt Nam nổi tiếng hiện nay. Để thấy được sự phát triển của xu hướng kiến trúc gắn liền với bản chất văn hóa của dân tộc được thể hiện như thế nào trong mỗi công trình.
Công trình kiến trúc xanh ở Việt Nam đầu tiên đó chính là Atlas Hotel Hoian. Đây là khách sạn nằm trong phố cổ Hội An do kiến trúc sư Võ Trọng Nghĩa thiết kế. Đây là công trình tiêu biểu khi sử dụng các nguyên liệu dựa trên các vật liệu có sẵn tại địa phương này.
The HUT là công trình nhà ở được nhóm kiến trúc sư của 2305 studio thiết kế theo đúng tiêu chí kiến trúc xanh. Thiết kế chỉ bao gồm 1 mặt bằng và 1 cửa khiến công trình liền mặc với nhau.
Khi nhìn vào Tropical Forest bạn sẽ thấy cả một khu rừng nhiệt đới giữa lòng Hà Nội. Một cảm giác trong lành và mát mẻ sẽ xua tan mọi căng thẳng mệt mỏi khi đến đây. Hãy lên một cuộc hẹn bạn bè, gặp mặt người thân tại đây để lắng lại giữa cuộc sống xô bồ.
The Stepping Park House – Kiến trúc xanh Việt Nam chứa đựng màu xanh của cây cối cả trong lẫn ngoài công trình. Chủ nhà yêu cầu có một khu vườn diện tích nhỏ với không gian mở tạo nên không gian xanh nối dài và xuyên suốt như một khu rừng nhỏ.
Cuối cùng là Farming Kindergarten – nhà trẻ xanh đạt giải Công trình kiến trúc của năm, hạng mục Giáo dục do trang kiến trúc uy tín Archdaily của Mỹ tổ chức.
Có thể thấy rằng các công trình kiến trúc xanh đang ngày càng lên ngôi trong thời đại ngày nay. Đây là một tín hiệu vui cho thấy nhận thức của con người đã thay đổi để ứng phó với biến đối khí hậu.